Phong tục của Ấn Độ nổi tiếng phong phú và độc đáo với những tục lệ như chắp tay khi chào hỏi, đeo nhẫn ở ngón chân, dấu son trên trán, vẽ henna,... Nhiều người bị thu hút bởi những phong tục này nhưng ít ai biết đằng sau chúng còn ẩn chứa những lý giải khoa học thú vị. Cùng xem thêm thông tin dưới đây để hiểu hơn về phong tục tại Ấn Độ nhé.
Cách phong tục của người Ấn luôn tồn tại những lý giải khoa học thú vị
Người Ấn Độ, nhất là người theo đạo Hindu thường chào nhau bằng cách chắp hai bàn tay của mình sát vào nhau để thể hiện sự tôn trọng đối phương (trong văn hóa Hindu gọi là Namaskar). Tuy nhiên, khoa học đã đưa ra nhận xét thú vị về phong tục này.
Họ nói rằng, các đầu ngón tay tương ứng với những huyệt đạo của mắt, tai và trí óc. Khi chắp tay lại, các đầu ngón tay sẽ chạm vào nhau, gây kích hoạt các huyệt đạo đã kể trên, giúp người Ấn nhớ được người họ chào trong một thời gian dài. Một lý giải thú vị khác, việc chắp hai tay lại thay vì chạm tay vào nhau sẽ tránh truyền cho nhau bất kỳ vi khuẩn nào.
Xem trên phim ảnh hay báo đài, bạn có thể biết dấu son đỏ trên trán là đặc điểm nhận biết nhất của phụ nữ Ấn Độ. Theo quan niệm xưa, vị trí trên trán giữa hai chân mày được xem là một điểm thần kinh quan trọng. Dấu đỏ trên trán sẽ giúp con người kiểm soát được sự tập trung và ngăn chặn năng lượng mất mát.
Ở Ấn Độ, phụ nữ nào đã có gia đình thường sẽ đeo nhẫn ở ngón chân thứ hai. Theo ý nghĩa khoa học, ngón chân thứ hai có một dây thần kinh đặc biệt kết nối từ tử cung đến trái tim. Vì vậy, đeo nhẫn ở ngón chân này sẽ giúp tử cung khỏe mạnh, đều kinh nguyệt. Phụ nữ thường chọn nhẫn đeo ở chân theo chất liệu mình muốn. Họ ưu tiên chọn bạc vì đây là chất liệu dẫn tốt, giúp hấp thụ năng lượng chuyển từ trái đất đến cơ thể.
Phụ có gia đình sẽ đeo nhẫn ở ngón chân thứ hai
Đây là phong tục của Ấn Độ thời xưa, ném đồng xu xuống sông sẽ mang lại may mắn. Theo khoa học, lại có lý giải khác cho hành động này. Thời cổ đại, hầu hết đồng xu được làm bằng đồng, không giống như ngày nay làm bằng thép không gỉ. Hành động ném đồng xu vào dòng sông là cách đảm bảo lượng đồng có đủ trong nước của các sông. Vì đồng rất hữu ích cho cơ thể con người và thời bấy giờ nguồn nước duy nhất của người dân là sông.
Henna là một loại hình xăm, theo truyền thống thường được vẽ lên tay và chân của phụ nữ. Vào một số dịp đặc biệt, đàn ông cũng vẽ henna. Đặc biệt, trong ngày cưới, cô dâu được vẽ henna lên tay, chú rể phải tìm được tên của mình ẩn sau hình vẽ mới xong nghi thức hôn lễ. Hình vẽ henna càng lâu phai thể hiện sự gắn kết bền lâu của hai người.
Ngày cưới, cô dâu được vẽ henna lên tay và chú rể phải tìm được tên của mình ẩn sau nó
Theo lý giải khoa học, vào ngày cưới, cô dâu và chú rể đều căng thẳng, lo lắng. Hình vẽ henna này sẽ giúp tinh thần thư giãn, không còn căng thẳng bởi nguyên liệu từ thảo dược. Henna được vẽ ở tay và chân, đây là nơi hội tụ các dây thần kinh chạy dọc của cơ thể nên giúp giải tỏa tinh thần hiệu quả.
Phong tục của người Ấn Độ khi đến viếng thăm các đền thường sẽ rung chuông trước khi vào gian thờ các tượng thần. Bởi theo tâm linh, tiếng chuông sẽ xua đuổi cái ác và làm hài lòng Thượng Đế. Còn theo giải thích khoa học, âm thanh của chuông sẽ tạo sự thống nhất của não trái và não phải.
Tiếng chuông giúp tâm trí minh mẫn, tập trung, hướng thiện. Ngay lúc rung chuông, sẽ xuất hiện tiếng ngân vang vọng kéo dài ít nhất 7 giây, sẽ làm kích hoạt các dây thần kinh chữa bệnh trong cơ thể. Đồng thời, giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và tập trung cầu nguyện những mong ước của bản thân.
Tiếng chuông sẽ tạo sự thống nhất của não trái và não phải
Đây cũng là một trong những phong tục của Ấn Độ có từ thời xa xưa và được tuân theo đến tận bây giờ. Ý nghĩa khoa học của nguyên tắc ăn uống này là ăn vị cay khi bắt đầu bữa ăn sẽ có tác dụng kích hoạt dịch tiêu hóa và axit, giúp quá trình tiêu hóa hiệu quả. Sau đó, kết thúc bữa ăn bằng các đồ ngọt sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa lại.
Những phong tục của Ấn Độ không chỉ đặc sắc mà còn tồn tại những lý giải khoa học thú vị ẩn sau nó. Nếu có dịp đến đây, hãy trải nghiệm để xem có đúng như những thông tin bên trên không nhé.
Cái tên “chaat” có nguồn gốc từ chữ “chaatna” trong ngôn ngữ Hindi của Ấn Độ, với ý nghĩa là “nếm”.
Xem thêmLà một trong những món ăn ẩm thực Mumbai có nhiều biến thể nhất trong nền văn hóa ẩm thực của Ấn Độ, vì thế tùy vào mỗi khu vực họ lại có những công thức chế biến khác nhau.
Xem thêmMón ăn đường phố Ấn Độ là một phần không thể thiếu của cảnh ẩm thực nước này. Được xem như tinh hoa của ẩm thực đường phố, những món ăn này không chỉ mang đến hương vị tuyệt vời mà còn phản ánh cả văn hóa và đa dạng của quốc gia này.
Xem thêmMón ăn đường phố Ấn Độ Thali như một cuộc khám phá văn hóa và tự nó tạo nên một bữa ăn hoàn chỉnh cho ẩm thực Ấn Độ nói chung. Mỗi vùng trên khắp Ấn Độ đều có món thali riêng và khi bạn vượt qua ranh giới địa lý, bạn sẽ được chào đón với một loạt các món ngon địa phương khác nhau. Đa dạng và đặc biệt như chúng, tất cả các món thali Ấn Độ phục vụ các món ăn ngon của địa phương và theo mùa, đồng thời giới thiệu các kỹ thuật nấu nướng khác nhau tạo nên nét độc đáo cho ẩm thực vùng cụ thể.
Xem thêm